• Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Lý do bị sán chó ở người: Cách phát hiện và điều trị bệnh sán chó

 04/06/2020

Tác nhân gây bệnh là ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis hay mèo Toxocara cati, một loài giun tròn sống trong ruột của chó và mèo. Thường được gọi là bệnh sán chó do nhiễm bệnh phổ biến từ vật nuôi là chó.

Lý do bị sán chó là gì?

Lý do bị sán chó ở người là do nuốt phải ấu trùng Toxocara qua đường miệng như ăn rau sống nhiễm ấu trùng, thịt bò, heo, gà, thỏ, cừu nấu không chín kỹ. Bị sán chó cũng có thể gặp ở người nuôi thú cưng, người làm vườn, người chơi thể thao, chơi đùa trên cát,…

Người bị sán chó có nguy hiểm không?

Người bị sán chó do nuốt phải trứng sán chó Toxocara qua đường miệng, trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng Toxocara sẽ xuyên qua thành ruột để theo dòng máu tới các cơ quan nội tạng như gan, tim, phổi, não, cơ và mắt,…Trong máu, ấu trùng tiết ra độc tố gây phản ứng viêm, dị ứng mẩn ngứa, ảnh hưởng đến tâm lý sức khỏe, lao động và học tập của người bệnh.

Tác hại của nhiễm ký sinh trùng là chúng chiếm chất dinh dưỡng gây thiếu máu, tiết ra độc tố ảnh hưởng đến thần kinh, khi di chuyển chuyển trong dòng máu chúng có thể gây tắc mạch máu não, gây u não.

Trong vòng tròn đỏ, bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán chó gây u não 

Triệu chứng bị sán chó là gì?

Triệu chứng bị sán chó Toxocara biểu hiện trên lâm sàng phụ thuộc vào lượng ấu trùng, thời gian nhiễm và miễn dịch của mỗi người. Do đó, cùng bị sán chó nhưng có người xuất hiện các dấu hiệu triệu chứng như ngứa da nổi mề đay có người không.

Người bị sán chó lương ấu trùng lớn, thời gian nhiễm lâu ngày, trên lâm sàng xuất hiện hai hội chứng kinh điển là “hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng” (VLM) và “hội chứng ấu trùng di chuyển đến mắt” (OLM).

Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng, ấu trùng có di chuyển đến não, tạo khối u trong não, toàn thân xuất hiện bị mẩn ngứa da, sốt nhẹ, ho, khò khè, đau bụng, gan to,…Dấu hiệu mẩn ngứa, nổi mề đay có tính chất tái đi, tái lại và không có tác dụng bởi các thuốc dị ứng.

Người bệnh tổn thương do bị sán chó Toxocara

Hội chứng hội chứng ấu trùng di chuyển đến mắt (ít gặp) xuất hiện dấu hiệu giảm thị lực ở mắt bị bệnh. Thường phát hiện ấu trùng khi soi đáy mắt hoặc xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh giun sán.

Ngoài ra bị sán chó có thể gặp thể “thông thường” với các dấu hiệu triệu chứng không rõ ràng như người bệnh thấy mệt mỏi, thiếu sinh lực, rối loạn tiêu hoá... đôi khi kèm với mẩn ngứa, nổi mề đay, dị ứng.

Cách phát hiệt bệnh sán chó?

Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bị sán chó Toxocara là tìm kháng thể kháng kháng nguyên trong máu. Phương pháp này được gọi là xét nghiệm miễn dịch ELISA, thực hiện trên máy tự động, người bệnh khi đến khám được lấy 2ml máu sau đó ly tâm tách huyết tương và sử dụng bộ kít rành riêng cho bệnh sán chó để thực hiện qui trình xét nghiệm.

Phương pháp ELISA xét nghiệm chẩn đoán bệnh sán chó là phương pháp thông dụng hiện nay, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, thực hiện trên máy hoàn toàn tự động, cho kết quả nhanh, chính xác.

Phương pháp cũng có thể được thực hiện để xét nghiệm chẩn đoán một số bệnh giun sán khác thường gặp như: bệnh sán lá gan lớn Fasciola, bệnh giun lươn Strongyloides, bệnh ấu trùng sán gạo heo cysticercus, bệnh sán lãi chó Enchinococus, bệnh giun đầu gai gnathostoma,…

Xét nghiệm bệnh sán chó bao lâu có kết quả?

Kết quả xét nghiệm sán chó sẽ có sau 3 giờ làm việc, nếu kết quả bị bệnh sán chó, bác sĩ sẽ kê toa về nhà chữa trị và hẹn tái khám xét nghiệm lại.

Cách chữa trị bệnh sán chó Toxocara?

Khị bị bệnh sán chó, sẽ sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng từ 5 đến 15 ngày tùy theo mức độ bệnh, thường tái khám xét nghiệm lại sau một tháng hoặc hai tháng. Khi tái khám dựa vào dấu hiệu triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm, để đánh giá quá trình điều trị và điều chỉnh thuốc tăng hoặc giảm liều theo đáp ứng điều trị của mỗi người bệnh.

Thời gian trị bệnh sán chó một tháng đối với trường hợp bị sán chó nhẹ, hai hoặc ba tháng đối với trường hợp bị sán chó lâu ngày hoặc lượng ấu trùng trong máu cao.

Khi hệ miễn dịch của bệnh nhân yếu, thường xuất hiện dấu hiệu triệu chứng như mẩn ngứa da, nổi mề đay, dị ứng, đau nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi, hay quên, làm việc kém tập trung, cáu gắt vô có,…trường hợp này, nên bổ sung một số thuốc hỗ trợ, nâng cao thể trạng, tăng miễn dịch chống lại bệnh tật, giúp phục hồi sức khỏe cho người bệnh, rút ngắn thời gian chữa trị bệnh sán chó.

Nên trị bệnh sán chó với toa thuốc được kê bởi bác sĩ chuyên khoa.

Tôi muốn biết thời gian hoạt động của phòng khám ký sinh trùng?

Phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga, TP.HCM , hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày Chủ nhật và những ngày Lễ. Phòng khám Ánh Nga mở của từ 7h đến 17h. Thực hiện xét nghiệm các bệnh giun sán trong máu cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Chuyên trị bệnh giun sán với bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng và các bệnh, mẩn ngứa da do bị sán chó, nhiễm giun sán trong máu gây ngứa. Xét nghiệm tổng quát - Trị ngứa da.

Liên hệ khám và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán tại phòng khám Chuyên khoa Nội Ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM, hoặc liên hệ bác sĩ Đặng Thị Nga qua số điện thoại: 0947232062 để được tư vấn.

 

Bác Sĩ: Nguyễn Ánh

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN