• Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Bệnh Sán Nhai: Những Điều Cần Biết Về Sán Nhái

 11/03/2020

Sán dây Spirometra erinacei đã được phát hiện ở nhiều quốc gia ở Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Philippine, Hàn Quốc, Ấn Độ; Châu Úc, Châu Âu, Châu Mỹ… như Australia, Brazin, Puerto Rico, Hawaii..ở Việt Nam do lây nhiễm từ thịt Ếch, Nhái nên thường gọi là bệnh sán nhái

Bệnh Sán Nhai: Những Điều Cần Biết Về Sán Nhái

Cho dù có nhiều nhận định khác nhau nhưng đa số các nghiên cứu đều cho rằng tại Việt Nam chỉ mới phát hiện một loài sán nhái Spirometra erinacei phân bố ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam. Ở người ký sinh trùng gây bệnh ở giai đoạn plerocercoid hay sparganum, gây bệnh sparganosis. Từ này dùng để chỉ bệnh do giai đoạn ấu trùng của sán dây Spirometra erinacei.

Hình thể sán nhái Spirometra 

Ở Việt Nam, theo ghi nhận sán nhái giống như sán chó, phần lớn ký sinh ở ruột non chó, mèo. Tỷ lệ nhiễm sán nhái Spirometra erinacei ở chó thay đổi tùy vùng, cao nhất là 29%, thấp nhất là 6%. Spirometra erinacei ký sinh trong ruột non chó. sán nhái có chiều dài khoảng 1.000mm, chiều rộng chưa tới 10mm, dài khoảng 0,48mm, màu trắng, dẹp và chiều rộng lơn hơn chiều dài đốt sán (hình 1 ).

Bệnh Sán Nhai: Những Điều Cần Biết Về Sán Nhái

Ấu trùng sán nhái coracidium

Khi ấu trùng sán nhái chui ra khỏi trứng sẽ di động rất mạnh, có thể cố định bằng cách cho vào môi trường có formol 10%, lúc này quan sát ấu trùng sán nhái có hình oval. ấu trùng sán nhái có chiều dài trung bình 42,8 µm, chiều rộng là 36,9 µm. Lông tơ bao phủ ấu trùng có chiều dài trung bình 12,8 µm, kích thước móc trung bình đo được là 8,6 µm.  Trong chu trình phát triển của S.erinacei, khi giáp xác bị nhiễm ấu trùng sán nhái, sau 10 ngày, ấu trùng sán nhái phát triển thành procercoid, khi bị ký chủ trung gian thứ hai nuốt phải sẽ phát triển thành plerocercoid hay sparganum. Sau 25 ngày, proercoid ở giáp xác vẫn không có sự thay đổi nào về hình thái học, nhưng sau 30 ngày, procercoid sẽ bị thoái hóa dần và hóa vôi (Lee và ctv, 1990) hình 2).

Ấu trùng sán nhái plerocercoid

Ấu trùng sán nhái plerocercoid có chiều dài khoảng 35mm, màu trắng, phần đầu có rãnh bám, cơ thể phân nhiều đốt giả. Ấu trùng sán nhái plerocercoid của S.erinacei thưởng ký sinh ở ếch, nhái, chim, bò sát. Cá không phát hiện nhiễm plerocercoid của S.erinacei. Ký chủ trung gian thứ 2 thường là ếch, nhái.

Động vật có xương sống bị nhiễm plerocercoid do ăn ếch, nhái bị nhiễm ấu trùng sán nhái và có thể nhiễm plerocercoid do uống nước có giáp xác nhiễm plerocercoid. Plerocercoid hay còn gọi là (Stephen, 2004) (hình 3 và 4).

Chu kỳ phát triển bệnh sán nhái Spirometra

Không giống như trứng sán chó Toxocara lây nhiễm cho người ở môi trường đất, cát trên cạn, trứng sán nhái được thải ra lỗ tử cung của đốt sán theo phân ra ngoài vào môi trường nước. Ở điều kiện nhiệt độ 15-250C sau 15 ngày trứng sán nhái phát triển thành ấu trùng coracidium, sống được trong nước khoảng 12 giờ. Nếu coracidium được các loài giáp xác thuộc giống Cyclops nuốt phải, sau 2 – 3 tuần phát triển thành ấu trùng sán nhái plerocercoid,  ấu trùng này dài khoảng 0,5 – 0,6mm.

Tham khảo nguyên nhân nhiễm sán chó tại đây

Sau đó nếu giáp xác bị các loài ếch và nhái ăn phải, plerocercoid sẽ di hành đến cơ hoặc các cơ quan hình thành ấu trùng thứ hai là plerocercoid dài khoảng 6mm nhưng không tạo kén. Ký chủ cuối cùng là những động vật ăn thịt, ăn phải ếch và nhái còn sống hoặc chưa nấu chín sẽ phát triển thành sán trưởng thành ở ruột non (sơ đồ 1).

Người không phải là ký chủ cuối cùng của bệnh sán nhái Spirometra erinacei. Một số nghiên cứu khác lại cho rằng người, chim, chuột, heo chỉ là ký chủ tích lũy plerocercoid của sán nhái Spirometra erinacei.

Điều cần lưu ý là ấu trùng plerocercoid (sparganum) của sán nhái Spirometra erinacei có khả năng gây bệnh sparganosis trên người còn ấu trùng perocercoid của Diphyllobothrium latum thì không.

Đặc điểm dịch tễ bệnh sán nhái Spirometra

Bệnh sán nhái sparganosis được tìm thấy khắp nơi trên thế giới. Bệnh sán nhái thường xảy ra ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia và Đông Nam Á (Thái Lan, Việt Nam). Tại Mỹ, có 60 trường hợp đã được báo cáo (Stephen, 2004). Châu Phi, Châu Úc, Bắc và Nam Mỹ.

Người bị nhiễm do nuốt ấu trùng sán nhái thứ hai proceroid có trong ký chủ trung gian 1 (Cyclops) do uống nước còn sống.

Ăn ký chủ trung gian 2 (ếch, nhái, rắn, chuột, chim…) có ấu trùng plerocercoid chưa nấu chín.

Đắp thịt ếch, nhái bị nhiễm ký sinh trùng giã nhỏ lên vết thương theo lối chữa bệnh dân gian, từ đó ấu trùng di chuyển đến mô.

Triệu chứng lâm sàng bệnh sán nhái Spirometra

Thỉnh thoảng người cũng có thể nhiễm sán nhái ở giai đoạn trưởng thành ở ruột non, nhưng ít khi có biểu hiện lâm sàng. Ngược lại, nhiễm sán nhái giai đoạn ấu trùng sparganum hay plerocercoid sẽ gây ra những bệnh nguy hiễm đến tính mạng. 

Các plerocercoid gây ra chứng bệnh gọi là sparganosis hay sán nhái Spirometra erinacei do uống phải nước chứa giáp xác đã nhiễm procercoid hoặc do ăn phải ký chủ trung gian thứ hai chưa nấu hín có chứa plerocercoid. Sán nhái Sparganum di hành đến cơ và mô liên kết dưới da, nhất là vùng quanh mắt gây sung phù và viêm. Giống như ấu trùng bệnh sán chó Toxocara, một số trường hợp ấu trùng sán nhái cũng có thể xâm nhập vào não gây tổn thương não.  

Bệnh sán nhái Sparganosis ở mắt.

Tại một số quốc gia Đông Nam Á, một số người có tập quán dùng thịt ếch đắp vào mắt chữa bệnh, do đó thường bị bệnh sán nhái  Sparganosis ở mắt. Bệnh cũng được phát hiệm ở phía Đông Nam nước Mỹ,một số vùng thuộc Châu Mỹ và Đông Phi (Bowman và cộng sự 2002).

Ở Việt Nam, ghi nhận được 27 bệnh nhân nhiễm ấu trùng plerocercoid ở mắt. Trong đó có một số bệnh nhân đã nhiễm ba ấu trùng sán nhái plerocercoid do dùng thịt nhái đắp vào mắt. Gần đây, ở bệnh viện mắt TP.Hồ Chí Minh có gặp một số trường hợp.

Nhiễm sán nhái dưới kết mạc gây nhiễm khuẩn và thành lập nốt chung quanh thân sán. Sán định vị ở sau nhãn cầu có thể làm lồi mắt, nhãn cầu cố định không nhắm mắt được, đưa đến viêm kết mạc và loét giác mạc.

Ở Colobia, David và Gomes (1958) cho biết một trường hợp bệnh Sparganosis ở mắt đầu tiên ở Colobia và trường hợp thứ 3 ở Nam Mỹ. Ở Hàn Quốc, Yoon và cộng sự (2004) cũng cho biết một trường hợp bệnh sán nhái Sparganosis ở mí mắt bệnh nhân. Ở Ấn Độ, Subudhi và cộng sự (2006) cho biết một trường hợp bệnh nhân nhiễm sán nhái plerocercoid có chiều dài 20mm và rộng 3mm ở mắt phải.

Ở Indonesia, Mangono và cộng sự (2007) cho biết có bốn trường hợp bệnh nhân bị sán nhái Sparganosis. Bệnh nhân khi bị sán nhái Sparganosis ở mí mắt thường có triệu chứng chủ yếu là đau, ngứa và phù mí mắt. Ấu trùng sán nhái plerocercoid định vị ở mí mắt và tạo thành khối u nhỏ từ 1 – 3 cm sau 3 – 5 tháng. 

Bệnh sán nhái Spirometra ở dưới da, cơ, khoang cơ thể

Ở Hàn Quốc, Paul và cộng sự (1954) cho biết có ba trường hợp bệnh nhân bị sán nhái Sparganosis ở cơ bụng và phần cơ dưới ngực. Ấu trùng sán nhái dài 23 – 30cm, theo các tác giả cho biết bệnh nhân bị nhiễm ấu trùng sán nhái do sống ở vùng có thói quen ăn thịt rắn sống.   

Tương tự, cho cộng sự (1973) đã khảo sát tình hình nhiễm plerocercoid (sán nhái Sparganum erinacei) trên 75 rắn thí nghiệm trong hai họ : Colubridae (67 con gồm sáu loài) và Viperidae (tám con gồm một loài) ở thành phố Wonju – Hàn Quốc.  

Kết quả cho biết tất cả các loài rắn khảo sát đều nhiễm sán nhái plerocercoid. Các rắn thuộc loài Zamenis spinalis là ký chủ trung gian được ghi nhận sớm nhất tại Hàn Quốc. Các tác giả cũng cho biết thêm, ấu trùng có thể khu trú dưới da(54,4%), trong cơ (19,1%) hay trong các khoang cơ thể (26,4%).

Bệnh Sán Nhai: Những Điều Cần Biết Về Sán Nhái

Ăn thịt Ếch, Nhái nấu không kỹ là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm bệnh sán nhái

Trạng thái gây bệnh của sán nhái sparganum được chia thành ba dạng: tự do (81,8%), kết nang (13,4%) và giai đoạn thoái hóa (4,7%). Tương tự, ở Nhật Bản, Sarukawa và cộng sự (2007) cho biết có một trường hợp bệnh nhân nữ 60 tuổi bị nhiễm plerocercoid ở dưới da đùi. Qua kiểm tra trước đây sử dụng nước có ấu trùng gây nhiễm.

Bệnh sán nhái Spirometra ở não

Jeong và cộng sự (1998) cho biết tại Hàn Quốc có một trường hợp bệnh nhân nữ bị nhiễm ấu trùng sán nhái plerocercoid ở não. Kim và cộng sự (2007) cho biết có 17 bệnh nhân bị nhiễm plercercoid của sán nhái Spirometra erinacei ở não qua theo dõi từ năm 1986 – 1994 với các tổn thương do ấu trùng sán nhái được chụp X-quang và tiến hành phẩu thuật cắt bỏ hoặc điều trị bằng praziquantel. 

Ở Nhật Bản, Okamura và cộng sự (1995) cho biết một trường hợp bệnh nhân bị bệnh sán nhái sparganosis ở não tại Nhật Bản. Ở Trung Quốc, Bo và cộng sự (2006) cho biết một trường hợp bệnh nhân bé trai 6 tuổi đã được phát hiện ấu trùng sán nhái plerocercoid ở não.

Bệnh sán nhái Spirometra nơi khác

Tại Nhật, Iwatani và cộng sự (2006) đã báo cáo trường hợp một bệnh nhân 57 tuổi bị nhiễm sán nhái plerocercoid ở phổi trái. Đây là báo cáo đầu tiên về mô bệnh học với tế bào trung tính và tế bào ưa eosin xâm nhập nhiều xung quanh sán.

Trung Quốc, Li và cộng sự ( (2009) cho biết có khoảng 1.000 người bị sán nhái Sparganosis được báo cáo ở 27 tỉnh thành trong khoảng thời gian từ 1927 – 1997. Theo các tác giả đã mổ khám 544 ếch (455 ếch hoang dã, 89 ếch nuôi) gồm hai loài Rana nigromaculata (446 con) và R.tigrina (98 con) trong khoảng thời gian từ tháng 10/2007 đến 10/2008.

Kết quả cho thấy ếch hoang dã có tỉ lệ nhiễm sán nhái plerocercoid chung là 27,3% (124/445), trong đó R.nigromaculata có tỉ lệ nhiễm 30% (107/357) còn R.tigrina có tỉ lệ nhiễm 17,3%  (17/98). Không tìm thấy plecocercoid trên 98 ếch nuôi R.nigromaculata. Tổng số 719 ấu trùng được tìm thấy trên 125 ếch hoang dã, có từ 1 – 41 ấu trùng tìm thấy trên ếch bị nhiễm, trung bình mỗi ếch niễm có 5,8 ấu trùng.

Chẩn đoán bệnh sán nhái Spirometra tại phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga TP.HCM

Trường hợp nhiễm sán nhái trưởng thành, chẩn đoán sán nhái dựa vào xét nghiệm phân tìm trứng hay đốt sán.

Dựa vào lâm sàng. Thầy thuốc lâm sàng rất quen thuộc với các thể bệnh thường gặp của sán nhái sparganum ở những vùng nội dịch trọng điểm.

Chẩn đoán xác định khi tìm thấy và bắt được sán nhái sparganum từ sang thương. Trường hợp sang thương ở mô sâu, khó chẩn đoán, chỉ biết được qua giải phẫu tử thi tìm thấy ấu trùng. Cần phân biệt với nhiễm ấu trùng giun đầu gai, sán chó thể ấu trùng di chuyển đến mắt, sán lá phổi. Nên xét nghiệm sán chó, giun đầu gai, sán lá phổi để bổ sung hỗ trợ cho chẩn đoán.

Trường hợp có cục u dưới da di động, cần khám lâm sàng thật kỹ, cần có chẩn đoán miễn dịch phân biệt với nhiễm sán gạo heo Cysticercus cellulosae, bướu sán nước và những bệnh không do ký sinh trùng.

Tiền sử có đắp thịt ếch, nhái giã nhỏ lên vết thương, đặc biệt ở mắt. Ăn các ký chủ chờ thời như rắn, chuột, lươn, gà, chim… chưa nấu kỹ.

Điều trị bệnh sán nhái Spirometra

Giải phẫu và gắp sán nhái sparganum ra khỏi sang thương.

Gắp ấu trùng sán nhái từ sang thương

Dự phòng bệnh sán nhái Spirometra

Uống nước đun sôi hay lọc không sử dụng nước kém vệ sinh

Không ăn thịt lươn, ếch, rắn… còn sống. Nên nấu chín trước khi ăn

Không đắp thịt ếch, nhái giã nhỏ. Nên sử dụng sản phẩm đắp mặt an toàn khác.

Liên hệ khám và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán tại phòng khám Chuyên khoa Nội Ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM, hoặc liên hệ bác sĩ Đặng Thị Nga qua số điện thoại: 0947232062 để được tư vấn.

 

Bác sĩ: Lê Hương Giang

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG SÀI GÒN
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Địa chỉ: Số 74, Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5,TP.HCM
Tư vấn: 0912444663 - Hotline: 02838302345
Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN
Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày