• Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Cách Nhận Biết Cơn Ho Do Sán Lá Phổi

 02/10/2022

Các loài sán lá phổi gây bệnh thường gặp là Paragonimus westermani, Paragonimus heterotremus, Paragonimuskellicotti, Paragonimus pulmonalis. Nhiều năm gần đây những nghiên cứu tại Việt Nam, kể cả việc ứng dụng sinh học phân tử đã phát hiện loài sán chính gây bệnh là Paragonimus heterotremus.

  1. HÌNH THỂ SÁN LÁ PHỔI

Sán trưởng thành : Kích thước dài 8 – 12 mm, rộng 4 – 6mm, dày 3,5 – 5mm. Sán có màu nâu đỏ, trông tựa như hạt cà phê, có hai đĩa hút bằng nhau: một ở miệng, một ở bụng. Thực quản tương đối ngắn, ống tiêu hóa theo một vòng tròn. Bộ phận sinh dục đực có tinh hoàn ít phân nhánh và ở đầu cuối của ống tiêu hóa. Buồng trứng to chia thành thùy.

Trứng : Hình bầu dục, màu nâu sẫm, khá lớn. Kích thước : 80 – 120 x 45 – 60 µm, nắp bằng ít lồi. Vỏ trứng dày nhiều nhất là cực đối diện nắp. Trứng mới sinh ra chỉ có một đám tế bào.

  1. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN SÁN LÁ PHỔI

Sán trưởng thành sống trong phổi, đẻ trứng tại phổi, trứng bị ho ra ngoài bị nuốt lại rồi theo phân ra ngoài.

Sau 2 – 3 tuần, ấu trùng lông nở ra, ký sinh ở ốc Melanoides, thành bào tử nang, redia và ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi chui ra khỏi ốc, ký sinh ở những loài tôm cua nước ngọt, và biến thành nang ấu trùng ở những cơ ngực của những giáp xác đó.

Người bị bệnh khi ăn nhằm tôm, cua bị nhiễm nấu chưa chín, một số trường hợp ăn mắm cũng bị nhiễm.

Khi vào đến tá tràng, nang trùng xuyên qua thành ruột tới xoang bụng, qua hoành cách mô, màng phổi rồi vào phổi. Khi di chuyển từ ruột đến phổi, nó gây thiệt hại cho các mô mà ní đi qua.  Vào đến phổi, các tế bào hệ võng nội mạc bao vây làm thành mô sợi xung quanh và tạo thành màng bọc có đường kính 1,5cm, chứa sán xung quanh có máu, mủ và một chum trứng sán. Trong lúc di chuyển, sán non có thể lọt vào một nốt tĩnh mạch, về đại tuần hoàn và định vị ở những nơi xa như não, gan, da…

Ngoài người, các gia súc như chó, mèo, heo có thể nhiễm KST này.


  1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ SÁN LÁ PHỔI

Ở Việt Nam, ổ bệnh sán lá phổi phát hiện từ năm 1994 ở Sìn Hồ, Tùa Chùa – Lai Châu, Thuận Châu và Mộc Châu – Sơn La, Đà Bắc – Hòa Bình. Chủng loại sán lá phổi là Paragonimus heterotrmus. Điều tra nghiên cứu dịch tễ thường kỳ của các đơn vị chuyên trách như y tế dự phòng, viện sốt rét côn trùng và ký sinh trùng các năm gần đây cho thấy bệnh sán lá phổi vẫn tập trung ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là vùng Tây Bắc mà không thấy ở miền Trung hay miền Nam nước ta.

Cua trung gian truyền bệnh: Ranguna kimboiensis. Cua mang ấu trùng sán lá phổi chiếm tỷ lệ 63,5%. Ốc trung gian Melanoides mang ấu trùng sán lá phổi là trẻ em chiếm tỷ lệ 69,4%, tỷ lệ ở người lớn thấp hơn, từ 0,2% - 15%. Các món ăn chính dẫn tới việc nhiễm bệnh là cua nướng hoặc canh cua. Ngoài ra việc giã nát cua lấy nước chữa bệnh cũng là yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh.

Bên cạnh cua, tôm cũng ký chủ trung gian và các món ăn từ tôm chưa chín có chưa nang trùng có thế dẫn tới việc nhiễm bệnh. Tuy nhiên, không có những dữ liệu nghiên cứu từ loài KCTG này tại Việt Nam.

  1. TRIỆU CHỨNG BỆNH SÁN LÁ PHỔI

Bệnh biểu hiện bằng những cơn ho, có đờm lẫn máu, sau một thời gian, ho trở thành mạn tính, họ nhiều và sáng sớm đờm có màu rỉ sắt giống như viêm phổi. Thỉnh bệnh nhân ho ra máu, triệu chứng rất giống bệnh lao, nhưng xét nghiệm tìm trực khuẩn lao (BK) âm tính, đa số các trường hợp không kèm theo sốt, một số trường hợp có tràn dịch màng phổi. X-quang phổi có hạch trung thất sưng to, tổn thương nhu mô phổ nốt mờ, mảng mờ có hang nhỏ, chủ yếu tổn thương phổi ở vùng phổi thấp, bạch cầu ái toan tăng trong đa số các trường hợp. Đối với những trường hợp bệnh có sán ký sinh lở các phủ tạng, các triệu chứng diễn biến rất phức tạp, thùy theo phủ tạng bị sán ký sinh. Nếu ở não, thường có những cơn động kinh, hội chứng ở não chiếm tỷ lệ 6,3% bệnh nhân ở vùng nội dịch; ở gan gây áp-xe gan…

  1. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH BỆNH SÁN LÁ PHỔI

Dựa vào lâm sàng : Giống lao nhưng không tìm thấy vi khuẩn lao, không gầy sút nhanh chóng, không sốt về chiều. Tuy nhiên, bệnh sán lá phổi có thể kết hợp với bệnh lao và đôi khi chẩn đoán khó khan.

Chẩn đoán xác định : Dựa vào xét nghiệm đờm tìm thấy trứng và có thể có tinh thể Charcot Leyden.

Ngoài ra, có thể thấy trứng trong phân do bệnh nhân nuốt đờm, nhưngất là trẻ em.

Hình ảnh X-quang.

Xét nghiệm huyết thanh miễn dịch : thử nghiệm ELISA dùng kháng nguyên hòa tan, điều chế từ sán lá phổi trưởng thành lấy từ chó, lợn ở vùng nội dịch.

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT BỆNH SÁN LÁ PHỔI VỚI GIUN SÁN KHÁC

Chẩn đoán phân biệt sán lá phổi với bệnh giun lươn, giai đoạn ấu trùng giun lươn Strongyloides xâm nhập phổi cũng gây nên ho và hoa ra mủ lẫn máu giống như bệnh sán lá phổi, đôi khi có thể thấy ấu trùng giun lươn lẫn trong đờm kèm theo máu.

Chẩn đoán phân biệt giun lươn với sán lá phổi có ý quan trọng trong điều trị vì hai loại giun sán này cần phải sử dụng thuốc khác nhau để điều trị. Chẩn đoán phân biệt nên thực hiện tại cơ sở có phòng xét nghiệm giun sán để hỗ trợ tích cực trong chẩn đoán bệnh chính xác, góp phần chữa trị bệnh nhạnh chóng.

ĐIỀU TRỊ SÁN LÁ PHỔI

Điều trị sán lá phổi cần sử dụng thuốc chứa distocide và các thuốc kháng viêm, kháng sinh khi cần thiết, liều lượng được tính theo cân nặng. Thời gian điều trị bệnh sán lá phổi tại phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga dưới 5 ngày, bệnh nhân được kê toa phát thuốc về nhà chữa trị không cần nằm viện. Khi có dấu ho kéo dài trên 2 tuần, không đáp ứng bởi kháng sinh, ho giống lao nhưng không tìm thấy vi khuẩn lao, không gầy sút nhanh chóng, không sốt về chiều, mời anh chị tới địa chỉ Phòng Khám ký sinh trùng Ánh Nga Hà Nội, số 443 Giải Phòng, Phương Liệt, Thanh Xuân, HN. Phòng Khám ký sinh trùng Ánh Nga Sài Gòn, số 74 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5, để xét nghiệm và điều trị.

DỰ PHÒNG SÁN LÁ PHỔI

Không ăn tôm, cua sống.

BS CK II. Trần Nam Hải

BÀI VIẾT LIÊN QUAN